Vì sao IMF quyết thay đổi lịch sử?

Bà Christine Lagarde (giữa) là nữ Tổng giám đốc đầu tiên trong lịch sử IMF - Ảnh: AFP.

Việc Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp trở thành Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã thay đổi lịch sử của tổ chức này kể từ khi thành lập năm 1944 tới nay. Bà Christine Lagarde là người phụ nữ đầu tiên được bầu làm lãnh đạo IMF.

Mặc dù, từ lâu đã có một quy định bất thành văn rằng, ngôi vị Tổng giám đốc IMF sẽ do một người châu Âu nắm giữ, còn lãnh đạo Ngân hàng Thế giới thuộc về người Mỹ, nhưng trước nay chưa có tiền lệ một phụ nữ nắm quyền ở IMF.

Thêm vào đó, trong cuộc đua giành chiếc ghế lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đối thủ của bà Lagarde lại là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico Agustin Carstens, người vốn trước đó nhận được sự ủng hộ của Mỹ Latin và nhóm nền kinh tế mới nổi, những quốc gia đang ngày càng có tiếng nói lớn hơn tại IMF.

Vậy thực sự, bà Lagarde còn có những bản lĩnh gì để có thể xoay chuyển tình thế và giành thắng lợi tuyệt đối trong "trận chiến" này?

Bà không chỉ được Mỹ, châu Âu ủng hộ mà thậm chí ngay cả hai nước vẫn chỉ trích châu Âu là Ấn Độ và Brazil cũng đã quyết định dồn phiếu cho bà. Trung Quốc và Nga cũng dành phiếu cho nữ Bộ trưởng này. Nhờ vậy mà 24 thành viên ban lãnh đạo IMF đã có thể nhanh chóng đồng thuận chọn bà Lagarde.

Một nhà thương lượng có sức thuyết phục và có ảnh hưởng, có sự nhạy bén chính trị sâu sắc... là những cụm từ chủ yếu được dùng để mô tả Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp. Bà Christine Lagarde sinh năm 1956 tại Paris trong một gia đình trí thức.

Sau khi tốt nghiệp trường Lycée Claude Monet ở Le Havre, bà đã nhận học bổng và tới Mỹ nghiên cứu, học tập. Tiếp đó bà tốt nghiệp trường luật ở Đại học Paris X và bằng thạc sĩ Khoa học chính trị tại viện Sciences Po Aix.

Năm 1981, bà gia nhập hãng luật Baker & McKenzie của Mỹ với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực lao động và chống độc quyền. Sau 18 năm ở Baker & McKenzie, bà trở thành Chủ tịch Ủy ban chấp hành toàn cầu của hãng năm 1999 và sau đó là Chủ tịch Ủy ban chiến lược toàn cầu năm 2004.

Tháng 6/2005, bà tham gia chính trường với vai trò là Bộ trưởng Bộ Thương mại trong Chính phủ của Tổng thống Jacques Chirac. Năm 2007, bà được Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Cuộc cải tổ nội các sau đó đã đưa bà trở thành nữ Bộ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên trong G8.

Mặc dù không phải là một nhà kinh tế, nhưng khi đảm đương cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính, bà Lagarde được đánh giá cao khi nêu bật vai trò đàm phán của Pháp tại các diễn đàn quan trọng như G20, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và trở thành một nhân tố quan trọng trong Chính phủ của ông Sarkozy.

Bà có công thuyết phục các lãnh đạo châu Âu thiết lập một quỹ khẩn cấp trị giá 1.000 tỷ USD để xử lý cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp. Do Pháp đang ngồi ghế lãnh đạo G20, nên bà cũng được xem là nhân vật tiên phong trong việc đối phó khủng hoảng tài chính toàn cầu và đẩy mạnh đổi mới hệ thống tài chính.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner từng khen ngợi rằng, bà Lagarde là một tài năng lỗi lạc và kinh nghiệm phong phú. Còn ông Dominique Moisi, thuộc Viện Quan hệ quốc tế Pháp, bà Lagarde là một phụ nữ có cá tính mạnh, có khả năng, đáng tin cậy, có một hình ảnh thật tốt trên trường quốc tế.

Năm 2009, bà Lagarde được Tạp chí Financial Times bầu chọn là “Bộ trưởng Bộ Tài chính xuất sắc nhất châu Âu”. Chính vì lẽ đó, giới phân tích cho rằng, thắng lợi trong cuộc đua ở IMF phần lớn là nhờ những ảnh hưởng chính trị của bà Lagarde.

Khi thông báo ra tranh chức Tổng giám đốc IMF hồi tháng trước, bà Lagarde cam kết sẽ vận dụng mọi kinh nghiệm của mình với tư cách là "một luật sư, một bộ trưởng, một nhà quản lý và một người phụ nữ" để khiến định chế tài chính này có tính đại diện hơn cho nền kinh tế toàn cầu.

Nữ Bộ trưởng Pháp cũng đã thực hiện những chuyến công du đến một số quốc gia như Brasil, Trung Quốc và cam kết liên tục thích ứng với các đại diện của quỹ liên quan tới những chỉ tiêu cụ thể để thay đổi thực tại kinh tế.

Những chuyến đi này không chỉ giúp nhấn mạnh việc quyết định tranh đua của bà vào vị trí lãnh đạo IMF là vì tất cả các nước, mà còn thể hiện sự quan tâm của bà tới đại diện của các nền kinh tế mới nổi là thành viên của IMF.

Ông Jean Louis Mourier, chuyên gia kinh tế thuộc Aurel BGC, nhận định, "với kinh nghiệm của một luật sư, bà Lagarde biết cách thương lượng và thuyết phục, vì bà biết khi nào cần đưa ra lý lẽ để đạt được một sự thỏa hiệp".

"Ngoài ra, vì là Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp, nên bà được cả thế giới biết đến. Bà Lagarde cũng là người hiểu rất rõ chức năng hoạt động của các định chế quốc tế. Tất cả những nhân tố này đã giúp bà trở thành người lãnh đạo IMF".

Theo ông Mourier, những ảnh hưởng lớn về chính trị sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt về kiến thức kinh tế chuyên ngành của bà. Ông nói, "do bà không phải là một kinh tế gia, nên so với hầu hết những người tiền nhiệm, cách tiếp cận của bà Lagarde sẽ mang tính chính trị hơn là chuyên môn".

"Bởi vậy, người ta cho rằng, bà sẽ quan tâm hơn tới những kết quả xã hội từ viện trợ của IMF mang lại, Thêm vào đó, bà Lagarde còn có một lợi thế nữa là có kinh nghiệm trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của IMF".

Bà Lagarde sẽ bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm của mình từ ngày 5/7 tới, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu vẫn dai dẳng. Theo một chuyên gia kinh tế thuộc BNP Paribas, bà Lagarde có bản năng chính trị mạnh mẽ và là một nhà thương lượng kỳ cựu, quá quen với các chủ đề trọng yếu.

Thái độ của tân lãnh đạo IMF về vấn đề nợ của Hy Lạp có thể là phép thử đầu tiên về sự quyết tâm và lòng kiên định của bà. Với sự ủng hộ của Pháp, nước đang đẩy mạnh chương trình viện trợ mới cho Hy Lạp, cam kết của bà Lagarde sẽ không để Hy Lạp ra khỏi Eurozone có vẻ rất đáng tin cậy.

Tuy nhiên, việc bà Lagarde được bổ nhiệm cũng vấp phải sự chỉ trích lớn từ những người đã chán cảnh một nhân vật tới từ châu Âu lãnh đạo IMF. Raymond Offenheiser, Chủ tịch Oxfam America, phê phán, lẽ ra Mỹ phải chào đón các nước mới nổi nắm vai trò lãnh đạo IMF nhưng cuối cùng lại ngả theo châu Âu.

Trong thời gian đương chức, người tiền nhiệm của bà, ông Dominique Strauss-Kahn đã trao cho các thị trường mới nổi tiếng nói lớn hơn tại tổ chức tài chính này, yếu tố đã giúp ông trở nên nổi tiếng ở Pháp và quốc tế.

Do vậy, một nhiệm vụ quan trọng không kém của bà Lagarde là lãnh đạo IMF cân bằng giữa nhu cầu phát triển nhanh của các nền kinh tế mới nổi và việc phục hồi kinh tế của các nước phát triển. Bà sẽ tiếp tục các chương trình ông Strauss-Kahn đã xúc tiến như tạo điều kiện cho các thị trường mới nổi có tiếng nói hơn tại IMF.

(Theo Vneconomy)

Tin mới hơn
  • Lạm phát giảm, châu Á vẫn phải lo
  • Năm nay, suy thoái sẽ trở lại châu Âu
  • Những sự kiện chao đảo tài chính TG năm 2011
  • Nhìn lại một năm biến động của kinh tế thế giới
  • Tại sao châu Âu thất bại với đồng euro?
  • “Vận mệnh” kinh tế thế giới 2012 theo... phong thủy
  • Ai đang 'tống tiền' châu Âu?
  • 10 nền kinh tế sẽ thống trị thương mại thế giới năm 2050
  • Tín dụng “đen” đe dọa kinh tế Trung Quốc
  • S&P cảnh báo hạ xếp hạng cao nhất của Pháp
  • Thái Lan: Lụt lớn chủ yếu do người
  • Kinh tế Trung Quốc lại gây thất vọng
  • Kinh tế thế giới vẫn như “đèn dầu hiu hắt”
  • Trung Quốc có "cam kết bí mật" đối với Eurozone
  • Lạm phát tháng 9 tại Mỹ có thể chậm lại
Tin cũ hơn
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn